CÔNG VĂN SỐ 4993TCHQ-GSQL VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được kí kết vào ngày 8/3/2019 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê. Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12 tháng 11 năm 2018. Theo đó, Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

 

Khi hiệp định CPTPP có hiệu lực thì nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ có thuế suất giảm xuống khá nhiều, thậm chí là về 0%. Tuy nhiên, hiện nay Hải quan nhiều chi cục chưa chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ form CPTPP khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu không được hưởng thuế suất ưu đã từ hiệp định này. Để giải quyết điều đó, Tổng cục Hải quan đã ra công văn 4993/TCHQ-GSQL để hướng dẫn cụ thể về việc khai báo trên CO CPTPP, toàn bộ công văn như sau:

 

                                     CÔNG VĂN SỐ 4993/TCHQ-GSQL VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM CPTPP

 

 BỘ TÀI CHÍNH                                                                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CỤC HẢI QUAN                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 4993/TCHQ-GSQL                                                                        

V/v chứng từ chứng nhận xuất xứ                                                                                      Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2019

trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP

 

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

Liên quan đến việc tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), tiếp theo công văn số 4470/TCHQ-TXNK ngày 09/7/2019 trong khi Bộ Tài Chính chưa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 trong đó có nội dung hướng dẫn xác định xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, Tổng cục Hải quan hướng dẫn người khai hải quan căn cứ Hiệp định để thực hiện, trong đó lưu ý một số nội dung sau:

 

1. Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan:

 

Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan khai chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

 

2. Về kiểm tra thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ:

 

Khi kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ, đề nghị các đơn vị căn cứ quy định tại Phụ lục 3-B quy định thông tin tối thiểu và các quy tắc xuất xứ liên quan thuộc Chương 3 Quy tắc xuất xứ của Hiệp định CPTPP đã được đăng tải trên trang điện tử của Bộ Công Thương, Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ và Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài Chính để thực hiện.

 

Các thông tin tối thiểu tại Phụ lục 3-B gồm:

 

a1) Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;

 

a2) Tên; địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;

 

a3) Tên; địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;

 

Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ và không biết thông tin người xuất khẩu.  Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

 

a4) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” (“Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất. Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi ”Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

 

a5) Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;

 

a6) Mô tả và mã số HS của hàng hóa;

 

Ghi rõ mô tả về hàng hóa và mã số HS ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa;

 

Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận và nếu chứng từ tự chứng nhận xuất xứ sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);

 

a7) Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;

 

a8) Thời hạn (Blanket Period)

 

Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;

 

a9) Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền:

 

Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận sau:

 

Tôi xác nhậ rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãi điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.

 

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện./.

 

Nơi nhận:

 

- Như trên;

 

- Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để b/c);

 

- Lưu: VT, GSQL (3b).

 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Long - 0902620898