GỠ VƯỚNG VỀ PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI CHO DOANH NGHIỆP

Công ty Rồng Biển gửi đến quý khách một số phản hồi của Tổng cục Hải quan về vấn đề phân tích phân loại hàng hóa:

 

SEA DRAGON LOGISTICS - PHẢN HỒI VỀ PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

→ Tìm hiểu về Phân tích Phân loại hàng hóa

 

Trường hợp 1: Doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu khi kiểm tra phân tích phân loại thì kết quả chỉ gửi cho đơn vị hải quan địa phương, nhưng DN vẫn cần kết quả này để sử dụng cho các lô hàng sau và đối chiếu kết quả phân tích với các đơn vị phân tích độc lập khác như Quatest, FCC, … Tại sao kết quả phân tích phân loại cho lô hàng của DN nhưng DN không nhận được kết quả phân tích phân loại ?

 

Về vấn đề DN thắc mắc, theo Tổng cục Hải quan, việc yêu cầu phân tích phân loại là do cơ quan Hải quan gửi đến Cục Kiểm định Hải quan, do vậy kết quả phân tích do Cục Kiểm định Hải quan ban hành chỉ được lưu hành trong ngành Hải quan. Khi có kết quả phân loại cuối cùng thì cơ quan Hải quan sẽ thông báo trả lời cho đơn vị yêu cầu và cho cả DN NK và công bố trên website hải quan. DN có thể tra cứu thông tin, kết quả trên website Hải quan.

 

Trường hợp 2: Doanh nghiệp đề nghị có hướng giải quyết cho phép doanh nghiệp được đưa hàng vào phục vụ sản xuất trong trường hợp chậm có kết quả phân tích phân loại.

 

Tổng cục Hải quan cho biết như sau: Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Luật Hải quan 2014 quy định:

“Điều 36. Giải phóng hàng hóa

 

1. Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan Hải quan cho phép XNK hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa đủ điều kiện để được XNK nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;

b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan”.

Cũng tại Khoản 2 Điều 33 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính quy định:

 

2. Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan

a.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;

a.2) Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế;

a.3) Thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

 

b) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

b.1) Cơ quan Hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan;

b.2) Căn cứ kết quả giám định, phân loại, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có);

b.3) Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc khai bổ sung thì cơ quan Hải quan xử lý theo quy định tại Điểm b.7 Khoản 3 Điều 20 Thông tư này;

b.4) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng”.

 

Tổng cục Hải quan đề nghị DN thực hiện nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 33 Thông tư 38/2015/TT-BTC để được xem xét việc giải phóng lô hàng. Trường hợp, chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan chấp thuận cho giải phóng lô hàng (cho phép nhập khẩu), DN được phép buôn bán, sử dụng hàng hóa và thực hiện đúng cam kết về việc hàng hoá không thuộc diện cấm nhập khẩu và phải thực hiện về thuế theo xác định của chi cục hải quan dựa trên kết quả phân tích.

 

Nguồn: Hải Quan