HANJIN PHÁ SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NGÀNH LOGISTICS

HANJIN PHÁ SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NGÀNH LOGISTICS

Ngày 01/09 vừa qua, Tập đoàn vận tải biển lớn thứ 7 thế giới của Hàn Quốc – Hanjin Shipping Lines đệ đơn xin phá sản lên tòa án Hàn Quốc sau khi các chủ nợ đã mất kiên nhẫn với họ. Động thái này khiến 85 chiếc tàu đang lênh đênh trên biển của hãng gặp khó khi hàng loạt các cảng biển ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á quyết định niêm phong hàng hóa nếu neo đậu.

 

Tập đoàn Hanjin là một trong những công ty gia đình trị lớn (Chaebol) ở Hàn Quốc vời mảng vận tải biển (HanJin Sjipping) và hàng không (Korean Air).

 

Doanh nghiệp này bắt đầu hoạt động kinh doanh từ cuối thế chiến thế giới lần thứ 2 và khách hàng chủ yếu của hãng là quân đội Mỹ khi chuyên phụ trách chuyên trở hậu cần.

 

Sau nhiều năm phát triển, công ty này dần trở thành hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới với 2,9% tổng khối lượng vận tải biển khả dụng trên toàn cầu và chiêm 8% khối lượng giao thương của thị trường Mỹ với vùng biển Thái Bình Dương.

 

Tuy nhiên, sự suy giảm nhu cầu trong vận tải biển cùng những khoản nợ khổng lồ khiến doanh nghiệp này mới buộc phải nộp đơn phá sản, qua đó khiến các cảng biển và doanh nghiệp bán lẻ bối rối trong khi các khách hàng không biết những sản phẩm của họ trên những con tàu Hanjin có đến được tay họ hay không.

 

Theo quy định, các tàu chở hàng không được phép nhận thêm container hay dỡ chúng xuống bởi tài sản của Hanjin đã bị đóng băng và không thể đảm bảo thanh toán các khoản phí dỡ hàng cũng như chuyên chở, neo đậu.

 

Đã có một vài báo cáo cho thấy các tàu chở hàng của công ty này đã bị niêm phong ở các cảng biển Trung Quốc do yêu cầu từ các chủ nợ. Thêm vào đó, nhiều cảng biển cũng bắt đầu chặn các tàu chờ hàng của Hanjin trước thông tin công ty này phá sản như Tây Ban Nha, Valencia, Savannah, Singapore...

 

Những diễn biến trên đang khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng như khách hàng của Hanjin phải lo lắng khi hàng triệu USD tiền hàng đang bị kẹt trên tàu chở hàng, tại các cảng biển, các nhà kho... Đặc biệt, vụ việc diễn ra trong mùa cao điểm của ngành vận tải biển khi các công ty chuẩn bị cho đợt nghỉ lễ cuối năm. Điều này có nghĩa là những mặt hàng như tivi, túi, đồ nội thất vốn được tiêu thụ rất nhiều trong dịp cuối năm cho lễ Tạ ơn và dịp nghỉ Giáng sinh có thể sẽ bị trì hoãn.

 

Theo BBC đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cho Hanjin Shipping Global vay 100 tỷ Won tương đương 91 triệu USD dài hạn với mức lãi suất thấp nhằm giúp công ty này hồi phục.

Trước đó, cổ phiếu của Hanjin đã bị ngừng giao dịch tại thị trường chứng khoán Seoul vào hôm 30/8. Sáng 5/9, khi giao dịch trở lại, giá cổ phiếu này có lúc giảm kịch sàn biên độ 30%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

 

Sắp tới thì tòa án Seoul sẽ quyết định liệu hãng này sẽ tiếp tục tồn tại hay phá sản. Nếu phá sản thì đây sẽ là vụ phá sản của hãng tàu container lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử ngành hàng hải và quá trình này sẽ được diễn ra trong vòng 1 đến 2 tháng.

 

Nguồn: Hiệp hội Logistics