QUY ĐỊNH VỀ LẤY MẪU HÀNG HÓA KHI VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH KHÔNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

SEA DRAGON LOGISTICS- QUY ĐỊNH VỀ LẤY MẪU HÀNG HÓA KHI VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH KHÔNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Công ty Rồng Biển xin gửi đến quý khách hàng quy định lấy mẫu hàng hóa khi văn bản chuyên ngành không quy định cụ thể:

 

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành nhưng văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành không quy định địa điểm, thời gian và thủ tục lấy mẫu thì sẽ thực hiện 2 trường hợp sau: 

 

1/ Lấy mẫu hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan thực hiện: tại Cảng/ Sân bay

 

(theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN của liên Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN)

 

- Cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp và cơ quan hải quan có trách nhiệm thống nhất thời điểm kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa; đảm bảo một lô hàng chỉ kiểm tra, lấy mẫu một lần (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) để tạo thuận lợi cho người khai hải quan trong xuất trình hàng hóa;

- Người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho đơn vị hải quan giám sát lô hàng khi cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành lấy mẫu hàng hóa để thực hiện giám sát hàng hóa theo quy định.”

2/ Lấy mẫu tại địa điểm bảo quản của người khai hải quan thực hiện: tại kho của người nhập khẩu

 

(theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 110/2016/TTLT-BTC-BKHCN)

 

- Cơ quan hải quan khi giải quyết đưa hàng về bảo quản có trách nhiệm ghi rõ trên văn bản đề nghị của người khai hải quan ngày, giờ lô hàng được vận chuyển về địa điểm bảo quản trong nội địa; người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá khi lô hàng về đến địa điểm bảo quản để tổ chức kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa;

- Trong quá trình lấy mẫu, nếu tổ chức đánh giá phát hiện hàng hóa NK có số lượng, chủng loại không phù hợp với hồ sơ đăng ký; tình trạng hàng hóa không được bảo quản đúng quy định như: bao bì, niêm phong không còn nguyên vẹn (đối với hàng hóa có bao bì, niêm phong của nhà sản xuất) thì lập biên bản lấy mẫu, ghi đầy đủ những đặc điểm bất thường trong quá trình lấy mẫu đồng thời báo cáo bằng văn bản trong thời hạn tối đa 24 giờ làm việc cho Cơ quan quản lý chất lượng có thẩm quyền và cơ quan hải quan để xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này.

- Nếu Tổ chức đánh giá phát hiện sai phạm nhưng không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


 

*** Đối với, trường hợp hàng hóa phải lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thủ tục lấy mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật kiểm tra chuyên ngành. 

 

Nguồn: Hải Quan