DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO CƯỚC VẬN TẢI BIỂN TĂNG CAO

Hiện nay, cước vận tải biển tăng cao khiến việc xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn. Qua phản ánh của báo chí cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có công văn 9566/BCT–XNK gửi Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến. Sau đây công ty Giao nhận quốc tế Rồng Biển xin gửi đến quý doanh nghiệp toàn bộ công văn như sau:

 

BỘ CÔNG THƯƠNG                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 9566/BCT – XNK                                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                  Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2020

V/v chi phí xuất khẩu tăng do

 hiện tượng tăng giá thuê tàu và container

 

Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải

Từ tháng 10/2020, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã có phản ánh về tình trạng giá cước tàu biển tăng cao, khó khăn trong việc đặt thuê tàu, cùng với đó là việc khó khăn trong tìm container rỗng để đóng hàng. Qua trao đổi với các Hiệp hội và doanh nghiệp, tình trạng trên đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành hàng xuất khẩu do hiện nay xuất khẩu bằng container đường biển chiếm đến 40-50% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.

Trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu toàn cầu sụt giảm, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng dương với tỷ lệ tăng 5,1% sau 11 tháng đầu năm 2020 là một điểm sáng tích cực. Tuy nhiên, việc tăng giá cước tàu biển và khan hiếm container hiện nay sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Theo phản ánh của một số Hiệp hội ngành hàng có hàng hóa xuất khẩu, mức giá cước tàu biển từ Việt Nam đi Anh tháng 10/2020 là 1.540 USD/container 40”, sang tháng 11/2020 tăng mạnh lên 5.450 USD/cont và báo giá của tháng 12/2020 đã là 7.200 USD/cont. Mức giá cước từ Việt Nam đi Los Angeles (Hoa Kỳ) trước tháng 10/2020 vào khoảng 700 – 1.000 USD/cont, hiện nay tăng lên trên 5.000 USD/cont.

Cùng với đó là hiện tượng khan hiếm container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container. Việc khan hiếm container rỗng dẫn đến hàng hóa phải lưu kho chờ xuất khẩu, chi phí lưu kho, lưu bãi bị đội lên ước tính từ 5-10% giá trị lô hàng, chưa kể chất lượng hàng hóa có thể bị suy giảm.

Ngoài ra việc tăng giá cước thuê tàu cũng có thể gây hiệu ứng  làm tăng các khoản phí, phụ phí thu tại cảng như phí xếp dỡ (THC), phí mất cân bằng container (CIC), phụ phí mùa cao điểm… Tất cả những yếu tố này góp phần đẩy chi phí logistics tăng cao, tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị quý Bộ quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng làm việc với các hãng tàu để tăng chuyến, tăng cường đưa container về Việt Nam, đồng thời quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng các đại lý hãng tàu nhân cơ hội này tăng giá, thu các khoản phí bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu bằng đường sắt để giảm phụ thuộc vào đường biển.

Bộ Công Thương trân trong cảm ơn sự phối hợp của quý Bộ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Long - 0902620898

 

DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO CƯỚC VẬN TẢI BIỂN TĂNG CAO 02

tags :
Các tin khác
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THU PHÍ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến thu phí hạ tầng cảng biển tương tự như Hải Phòng đang áp dụng với mức thu cao nhất có thể lên đến 4,4 triệu đồng/container, mức thấp nhất là 16.000 đồng/tấn đối với hàng rời không đóng trong container.
Xem thêm
KHÔNG CẦN NỘP BẢN GIẤY CHỨNG THƯ KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Từ ngày 17/20/2020, cán bộ công chức Hải quan không được yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp bản giấy đối với Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật nhập khẩu cũng như các thủ tục hành chính khác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện qua cơ chế một của quốc gia (NSW)
Xem thêm
QUY ĐỊNH TRỊ GIÁ FOB TRÊN CO FORM D
Ngày 30/09/2020 vừa qua, Tổng cục Hải quan vừa ban hành công văn số 6389/TCHQ-GSQL giải đáp một số vướng mắc về việc ghi trị giá FOB trên CO mẫu D. Công ty Giao nhận quốc tế Rồng Biển xin gửi đến quý khách hàng toàn bộ công văn 6389/TCHQ-GSQL như sau
Xem thêm
CÔNG VĂN 4849/TCHQ-TXNK VỀ MIỄN THUẾ CHO GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU
Liên quan đến việc xử lý thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giống cây trồng nhập khẩu, tổng cục Hải quan ra công văn hướng dẫn ...
Xem thêm
GIAN LẬN MÃ VÙNG TRỒNG KHI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
Hiện nay, nhiều thị trường nhập khẩu nước ngoài khó tính như EU, Mỹ, Úc, Trung Quốc… yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng nông sản, đặc biệt là trái cây phải cung cấp mã vùng trồng trên Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate). Tuy nhiên, để có mã vùng trồng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước để được cấp mã, điều đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã trao đổi mã vùng trồng hoặc thậm chí là ăn cắp mã vùng trồng của nhau.
Xem thêm

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

VP  giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng

Điện thoại: 028 7306 0077

   090 262 0898  

Email:   JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM

or         SEADRAGONLOGISTICS@GMAIL.COM

  

Web: dichvuthutuchaiquan.vn  ;   seadragonlogistics.com