CÔNG VĂN 798/GSQL- GQ1 VỀ KIỂM DỊCH, KIỂM TRA ATTP ĐỐI VỚI CÁC LÔ HÀNG SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, THỦY SẢN NHẬP KHẨU LÀM THỰC PHẨM.

Vừa qua, Tổng cục Hải quan vừa ra công văn 798/GSQL-GQ1 trả lời công văn 358/TY-KD của Cục thú y về việc kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các lô hàng đối với các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm. Dưới đây là toàn bộ công văn của Tổng cục Hải quan.

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN                                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc      

Số: 798/GSQL- GQ1                                                                           Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2019

V/v kiểm dịch, kiểm tra ATTP đối với

các lô hàng sản phẩm động vật, thủy

sản nhập khẩu làm thực phẩm.

 

 

Kính gửi: Cục Thú y – Bộ NN&PTNT.

 

Cục Giám sát quản lý về Hải quan nhận được công văn số 358/TY-KD ngày 08/03/2019 của Cục Thú y về việc kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các lô hàng đối với các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm. Về vấn đề này, Cục giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

 

Theo ý kiến của Cục thú ý tại công văn số 358/TY-KD ngày 08/03/2019 thì “sản phẩm động vật trên cạn, sẩn phẩm động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (trong đó tại điểm b, Điều 14 có nêu: Đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam). Do vậy, sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm đáp ứng yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (sản phẩm được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO2200, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương). Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trường hợp kiểm tra giảm sẽ do cơ quan hải quan thực hiện.”

 

Liên quan đến ý kiến trên Cục Thú y, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

 

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì Bộ NN&PTNT có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản vào Việt Nam, song đến nay, Bộ NN& PTNT vẫn chưa cung cấp danh sách này cho cơ quan hải quan nên cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở dữ liệu để thực hiện.

 

Ngoài ra, đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm: căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 ( đối với trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm) hoặc Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu ( đói với trường hợp kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt) theo quy định tại khoản 2,3 Điều 18 cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

 

Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại Điều 4 của Nghị định thì sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản chưa qua chế biến, chưa đóng gói sẵn không thuộc đối tượng tự động công bố sản phẩm; như vậy, tổ chức/cá nhân nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản không đáp ứng đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên ( đối với trường hợp kiểm tra giảm); doanh nghiệp không thể thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật thủy sản tại các đơn vị kiểm tra nhà nước do Bộ NN&PTNT chỉ định ( đối với trường hợp kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm). Do vậy, đề nghị Cục Thú y sớm có hướng dẫn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thep quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

 

Về vấn đề này, Tổng cục hải quan đã có ý kiến gửi Bộ NN&PTNT  tại công văn số 1419/TCHQ-GSQL ngày 13/03/ 2019 trong đó có nêu “ Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan thì việc áp dụng mẫu Giấy chứng nhận vừa kiểm dịch vừa kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo mẫu số 11TS ban hành kèm theo quy định tại điểm 11 mục I Phụ V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT là phù hợp, đáp ứng tinh thần của các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

 

Trong khi chờ ý kiến của Bộ NN&PTNT, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan hải quan căn cứ Thông báo kết quả kiểm dịch theo mẫu số 10TS ban hành theo Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT để giải quyết thông quan đối với các lô hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu; Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các lô hàng đã được thông quan.”

 

Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến để Quý Cục được biết./.

 

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • PTCT Mai Xuân Thành ( để báo cáo);
  • Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ( biết, thực hiện);
  • Lưu: VT, GQ1 (3b)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Mr.Hòa - 077 919 7727

                      CÔNG VĂN 798/GSQL- GQ1 VỀ KIỂM DỊCH, KIỂM TRA ATTP ĐỐI VỚI CÁC LÔ HÀNG SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, THỦY  SẢN NHẬP KHẨU LÀM THỰC PHẨM

tags :
Các tin khác
CÔNG VĂN 358/TY-KD VỀ KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, THỦY SẢN
Ngày 10/2/2019 thông tư 35-36/2018/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm động vật và thủy sản. Tuy nhiên, cũng chính 2 thông tư này đang tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp khi mẫu chứng nhận kiểm dịch động vật (mẫu 10TS) không đáp ứng được tiêu chí Vệ sinh an toàn thực phẩm theo nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ. Vừa qua, Cục thú y đã gửi công văn số 358/TY-KD đến Tổng cục Hải quan về vấn đề trên. Toàn bộ nội dung công văn như sau:
Xem thêm
NHỮNG THAY ĐỔI SẼ CÓ TRONG INCOTERMS 2020
Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đang soạn thảo bản sửa đổi các Điều kiện Thương mại Quốc tế 2020, gọi tắt là Incoterms 2020. Ngoài một số thay đổi chính liên quan đến các điều kiện thương mại quốc tế, Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định sẽ đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những người với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính có thể dễ dàng hiểu đúng các điều kiện Incoterms.
Xem thêm
THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BCT VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HIỆP ĐỊNH CPTPP
Hiệp định CP TPP đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam phát triển đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đón đầu cơ hội và chuẩn bị tốt cho các thách thức khi mở cửa thị trường, các cơ quan ban ngành của Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị các thông tư hướng dẫn đến toàn bộ các doanh nghiệp.
Xem thêm
CÔNG VĂN 3582/BVTV-ATTPMT VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
CÔNG VĂN SỐ 3582/BVTV-ATTPMT, VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
Xem thêm
QUY ĐỊNH MỚI VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT ĐI TRUNG QUỐC TỪ NGÀY 01/01/2019
Công ty Rồng Biển (Sea Dragon Logistics) gửi đến quý khách thông báo từ cơ quan kiểm dịch Thực vật cho hàng nông sản xuất đi Trung quốc cụ thể như sau...
Xem thêm

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

VP  giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng

Điện thoại: 028 7306 0077

   090 262 0898  

Email:   JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM

or         SEADRAGONLOGISTICS@GMAIL.COM

  

Web: dichvuthutuchaiquan.vn  ;   seadragonlogistics.com