THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BCT VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HIỆP ĐỊNH CPTPP

Hiệp định CP TPP đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường, tạo ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam phát triển đầu tư với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đón đầu cơ hội và chuẩn bị tốt cho các thách thức khi mở cửa thị trường, các cơ quan ban ngành của Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị các thông tư hướng dẫn đến toàn bộ các doanh nghiệp.

 

→MẪU C/O FORM CPTPP VÀ CÁC KÊ KHAI

 

THÔNG TƯ SỐ 032019TT-BCT VỀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HIỆP ĐỊNH CPTPP

 

Ngày 22/1/2019 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư tư số 03/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục kèm theo, trong đó Chương I quy định chung, Chương II về quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa, Chương III về quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, Chương IV về quy định riêng đối với hàng dệt may, Chương V về điều khoản thi hành.

 

So với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới sau: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo.

 

Công thức tính RVC (hàm lượng giá trị khu vực): Ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô).

 

Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư gồm 3 danh mục PSR: Danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.

 

Bên cạnh đó, De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa

 

Mẫu C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư.

 

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5-10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

 

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và các quy định khác có liên quan.

 

Thông tư số 03/2019/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 8/3/2019.

 

Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.

 

Để tải Thông tư tư số 03/2019/TT-BCT click tại đây.

 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.long - 0902620898

tags :
Các tin khác
CÔNG VĂN 3582/BVTV-ATTPMT VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
CÔNG VĂN SỐ 3582/BVTV-ATTPMT, VỀ VIỆC KIỂM DỊCH THỰC VẬT HÀNG THANH LONG XUẤT SANG CHÂU ÂU (EU)
Xem thêm
QUY ĐỊNH MỚI VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG NÔNG SẢN XUẤT ĐI TRUNG QUỐC TỪ NGÀY 01/01/2019
Công ty Rồng Biển (Sea Dragon Logistics) gửi đến quý khách thông báo từ cơ quan kiểm dịch Thực vật cho hàng nông sản xuất đi Trung quốc cụ thể như sau...
Xem thêm
BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2019 MỚI NHẤT
So với năm 2018, về kết cấu, Biểu thuế không thay đổi vì vẫn thực hiện trên nền Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 26/07/2017, gồm 16 biểu thuế (Nhập khẩu thông thường, Nhập khẩu ưu đãi, Tiêu thụ đặc biệt, Giá trị gia tăng, Xuất khẩu, Bảo vệ môi trường và 10 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt), có tên hàng song ngữ, đơn vị tính quy chuẩn và chính sách mặt hàng của các Bộ, Ngành theo mã HS
Xem thêm
CỎ KẾ ĐỒNG - NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam vừa phát hiện loại cỏ kế đồng có trong lúa mỳ nhập khẩu - loài cỏ được xem xâm hại lớn nhất trên thế giới, với ước tính thiệt hại hàng trăm triệu USD tại Mỹ. Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), từ tháng 5/2018 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện 1,6 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 1.000 lô) nhiễm cỏ kế đồng ( tên khoa học là Cirsium arvense), phần lớn nhập khẩu từ Mỹ, Canada và Nga. Đây là một tỷ lệ rất lớn, so với con số cả nước nhập từ đầu năm đến nay chỉ hơn 4 triệu tấn.
Xem thêm
HÀNG XUẤT KHẨU BỊ TRẢ VỀ - NỖI ĐAU CỦA DOANH NGHIÊP VIỆT
Kinh doanh xuất khẩu mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Như rủi ro về bảo quản hàng hóa trên đường vận chuyển / rủi ro trong thanh toán quốc tế … ngay cả khi hàng đã cập cảng nước nhập khẩu mà vẫn phải bị xuất trả về vì nhiều lý do...
Xem thêm

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

VP  giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng

Điện thoại: 028 7306 0077

   090 262 0898  

Email:   JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM

or         SEADRAGONLOGISTICS@GMAIL.COM

  

Web: dichvuthutuchaiquan.vn  ;   seadragonlogistics.com