Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vừa có công văn gửi Cục Bảo vệ Thực vật và Hiệp hội Rau quả Việt Nam về thời hạn áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc. Việc thay đổi trong yêu cầu từ Hải quan Trung Quốc đã tác động không ít đến công tác bảo quản và đóng gói trái cây của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường này. Sau đây công ty Giao nhận quốc tế Rồng Biển xin gửi đến quý khách hàng toàn bộ công văn 339/CBTTNS-TT như sau:
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
------------------------------- Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2019
Số: 339/CBTTNS-TT
V/v thời hạn áp dụng quản lý truy xuất nguồn
gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc
Kính gửi:
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (PTTTNS) nhận được một số thông tin liên quan đến thương mại nông sản và trái cây của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc như sau:
1. Kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc
Từ 01/01/2019, các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng kí thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc (1);
Có 3 điểm cần chú ý trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc của Hải Quan Trung Quốc:
1.1 Dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc;
1.2 Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động lựa chọn sử dụng bao bì thùng giấy hoặc tem nhãn dán lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc (2)
1.3 Từ 01/5/2019, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện:
2. Một số vấn đề tồn tại trong trao đổi hàng hóa qua biên giới
Tại Nam Ninh, năm 2018, nhập khẩu 1,53 triệu tấn trái cây Việt Nam, phát hiện 140 lô (chủ yếu là nhãn, chuối, chôm chôm) có sinh vật gây hại, không đạt tiêu chuẩn, nhập khẩu 1,19 triệu tấn tinh bột sắn, phát hiện 03 lô không đạt tiêu chuẩn do hàm lượng chì vượt mức cho phép.
Hàng nước thứ 3 mượn xuất xứ hàng hóa Việt Nam: phát hiện ớt nhập khẩu từ Việt Nam nghi là ớt Ấn Độ (do kích thước, đặc điểm khác với ớt Việt Nam), trong khi Ấn Độ chưa được phê chuẩn xuất khẩu ớt sang Trung Quốc.
Cục Chế biến và PTTTNS gửi các thông tin trên để Cục Bảo vệ thực vật biết và chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật cửa khẩu. Đồng thời, để chuẩn bị tốt cho việc đáp ứng yêu cầu nhập khẩu trái cây của Trung Quốc trong thời gian tới, đề nghị Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông báo rộng rãi tới các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây về thời hạn áp dụng quy định mới cũng như các yêu cầu cụ thể của Trung Quốc đã nêu ở mục 1 để chủ động chuẩn bị, thích ứng, đáp ứng yêu cầu của thị trường này trong thời gian tới.
---------------------------------------------
(1) Tuy nhiên, đầu năm nay (01/01 – 13/03/2019), phía Trung Quốc đã cho thông quan 3.980 xe dưa hấu, đơn giản hóa yêu cầu về tem nhãn, bao bì nên thuận lợi thông quan, không bị ách tắc.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Mr.Long - 090 262 0898
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN
VP giao dịch: 572 đường Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP chính: G9 Đường DCT8, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chi nhánh tại HẢI PHÒNG: 78 Đường bao Trần Hưng Đạo, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Tp. Hải Phòng
Điện thoại: 028 7306 0077
090 262 0898
Email: JACK@SEADRAGONLOGISTICS.COM